Showing posts with label nghề diễn giả. Show all posts
Showing posts with label nghề diễn giả. Show all posts

Diễn Giả - Nghề Mới tại Việt Nam


Trong thời đại ngày nay, sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin, truyền thông kéo theo nhiều ngành nghề phát triển.

Bạn đã bao giờ thấy ai đưa cho bạn một danh thiếp ghi chức danh của họ là diễn giả chưa?
Bạn đã nghe từ “Diễn giả” này bao nhiêu lần rồi?
Bạn biết được diễn giả ở Việt Nam chưa?

Có thể đáp án của bạn cho 3 câu trên là chưa hết, hay là trả lời được 1 đến 2 câu hỏi hay cho cả 3. Dù bạn trả lời như thế nào tôi cũng chúc mừng bạn. Vì bạn đang đọc được bài viết này của tôi để hiểu thêm về nghề diễn giả - nghề mới tại Việt Nam.
Qua bài viết của Nguyễn Văn Thể bạn sẽ nhận biết được nghề này có đáng để bạn theo đổi hay nói ngược lại với nó. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những câu hỏi thân quen nhé.

Diễn giả làm gì?

 Chắc bạn cũng thường nghe đâu đó từ “ Diễn giả” hay “đi xem diễn giả mi” nhưng thường bạn thường theo cao trào hay xu thế đám đông, chứ đôi lúc bạn không biết diễn giả họ làm gì và như thế nào. Cứ nghĩ đi xem cho biết, thế là đi. Đối với các thành phố lớn như Tp. HCM, Hà Nội bạn có thể serch bác gu gồ thì sau 0,25s cho bạn Khoảng 60.800.000 kết quả và bạn thường biết diễn giả đó là ai. Tôi rất tiếc cho một thế hệ hay một tầng lớp chưa có cái nhìn hai mặt về nghề diễn giả mà đã phán xét không tốt về nghề này. Đặc biệt tiếc hơn cho nơi đó là nơi tôi đang sống. Một thành phố năng động và đáng sống nhất Việt Nam thế mà khi một CTV đi sell về vé diễn giả “***” họ nói diễn giả “***” là thằng nào. Thật xin lỗi cho điều này.

Dù bạn là ai, làm bất cứ nghề nghiệp gì, hễ cứ đứng lên nói chuyện trước đám đông thì được gọi là người trình bày, báo cáo viên hoặc thuyết trình viên. Nhưng nếu một người chuyên kiếm sống bằng việc đi nói, đi diễn thuyết hay trình bày trước đám đông thì được gọi là diễn giả - tức nghề của anh ta là nói và nói nhiều đề tài khác nhau cho những người sẵn sàng trả tiền để nghe.
Đặc biệt, trong các mảng diễn thuyết có mảng Diễn thuyết Tinh thần hoặc còn gọi là Diễn thuyết Tạo Động lực (motivational speaking), đòi hỏi diễn giả phải có kỹ năng tác động mạnh mẽ lên người nghe nhằm giúp người nghe có nhận thức mới và động lực để thay đổi. Cũng có thể xem diễn giả là một thầy giáo đặc biệt với phương pháp giảng dạy sôi nổi, hào hứng, nhiều cảm xúc và vận dụng các kỹ năng diễn xuất xuất sắc.

Diễn giả làm được gì?

Chúng ta thường phó mặc kết quả cuộc đời mình vào tay người khác nên có xu hướng đánh giá sự thành công của diễn giả phụ thuộc vào việc người nghe có thay đổi hay không. Một số người sau khi tham dự các chương trình diễn thuyết về, một thời gian sau vẫn không thấy đời mình có chút gì biến chuyển, và họ cảm thấy dường như mình đã ném tiền qua cửa sổ, đôi khi tệ hơn – đó là có cảm giác như mình bị lừa một cách ngọt ngào. Hãy thật sự tỉnh táo để nhìn ra rằng, không có bất cứ chuyện gì xảy ra nếu bản thân mỗi người không hành động. Diễn giả không có trách nhiệm phải sống thay cho cuộc đời của ai được.

 Thử kiểm chứng những người đã từng tham dự chương trình diễn thuyết của Anthony Robbins với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng xem có phải ai nấy cũng đều thay đổi hay không dù ông được xem là diễn giả lên tinh thần số một thế giới. Người diễn giả giỏi là người có trí tuệ sâu sắc đủ để truyền thông những vấn đề phức tạp thành dễ hiểu, có phương pháp hoặc công thức riêng để hướng dẫn người nghe đạt mục đích cuộc đời, có năng lượng và sức tác động mạnh mẽ đưa người nghe đến mức cam kết, khao khát hành động và theo đuổi kế hoạch thay đổi. Nhưng rốt cuộc kết quả thế nào, có chịu nỗ lực và ra tay hành động hay không thì thuộc về trách nhiệm của từng người.

Thu nhập ra sao từ nghề diễn giả?

Nhiều diễn giả nổi tiếng trên thế giới như Anthony Robbins, Zig Ziglar, Jack Canfield, Jemes Carville, Harvey Mackay… sống hoàn toàn và trở nên giàu có từ nghề diễn thuyết. Còn ở Việt Nam, những cái tên quen thuộc như Quách Tuấn Khanh,  Trần Đăn Khoa, TS. Lý Quý Trung, TS. Dương Ngọc Dũng, TS. tâm lý Huỳnh Văn Sơn… đang trở thành những diễn giả hút khách. Thu nhập của các diễn giả tùy theo “thương hiệu” cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, diễn giả Quách Tuấn Khanh “bật mí” rằng, có những cuộc diễn thuyết, người ta trả cho anh từ 1.000 - 2.000 USD/buổi là chuyện bình thường. Còn những diễn giả nước ngoài thì phải trả cho họ từ vài chục đến cả trăm ngàn USD/buổi.

Đòi hỏi gì ở diễn giả?

Là người huấn luyện tinh thần, chia sẻ những nguyên lý và qui luật, hướng dẫn những phương pháp và cách thức, hỗ trợ vận dụng, đặt niềm tin, khơi dậy tiềm năng, truyền cảm hứng và năng lượng… cho người nghe, diễn giả phải là người sâu sắc, từng trải nghiệm, học hỏi không ngừng, thấu đáo về lĩnh vực của mình và hiểu sâu về nghề diễn thuyết. Họ phải là người có kỹ năng trình bày mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, lôi cuốn; khả năng thuyết phục cao và tạo năng lượng mạnh mẽ.

Để có những lập luận chặt chẽ, họ phải có tầm hiểu biết tổng quát và nắm vững kiến thức cơ bản ở nhiều lĩnh vực, có thể đó là những kiến thức lịch sử, những nguyên lý triết học, những nguyên tắc lý luận, những dẫn dụ thực tế, những tương đồng trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật… Để tạo cảm xúc và lan truyền cảm xúc cho người khác, bản thân họ phải biết nuôi dưỡng cảm xúc của chính mình, đồng thời phải đọc hiểu và thấu cảm được tâm lý và cảm xúc người nghe.

Diễn giả phải biết tạo uy tín và thương hiệu vì đó là một trong những yếu tố góp phần tăng tính thuyết phục. Họ phải có cho mình những thành quả trong đời, không nhất thiết phải là những thành tựu về vật chất hay tiền bạc, nhưng có thể là một bước ngoặt đổi đời, chinh phục một thử thách, hay chiến thắng một nghịch cảnh nào đó. Họ là người biết mở lòng để học hỏi từ nhiều người thành công khác, và không thể thiếu khả năng tự học, tự đúc kết, và không ngừng phát triển bản thân.

Đoạn kết

Nghề diễn giả đến với Việt Nam cách đây 5 năm nhưng thực sự bắt đầu xuất hiện và định hình thành nghề thì mới được 3 năm trở lại đây (tức là từ năm 2010). Nhiều diễn giả nổi tiếng, thành công và cuộc đời của họ chỉ làm giàu từ việc đi nói chuyện và chia sẻ mong muốn người khác thành công. Mỗi diễn giả Việt Nam đi theo một phong cách riêng và tôi cũng không muốn trở thành bản sao của họ. Nói như vậy là tôi cũng đã lựa chọn con đường nghề diễn giả và rộng hơn nữa là một chuyên gia đào tạo chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Sau 5 năm nữa bạn serch google sẽ thấy tôi – Diễn giả Nguyễn Văn Thể với một doanh nhân, diễn giả chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Vì sao tôi lại chọn nghề đào tạo? 
ĐÓ LÀ SỨ MỆNH của tôi.

Chúc bạn có cái nhìn tổng thể về nghề diễn giả.