Showing posts with label công thức sự thay đổi. Show all posts
Showing posts with label công thức sự thay đổi. Show all posts

TEFCAS - CÔNG CỤ CỦA SỰ THAY ĐỔI ĐƯA BẠN ĐẾN THÀNH CÔNG

Quy trình thành công TEFCAS là một công cụ mang tính đột phá của Tony Buzan. Đây là một công cụ tuyệt vời rút ngắn thời gian để thành công. Được nhiều tỷ phú trên thế giới kiểm chứng như: 

Tescas - Công cụ của sự thay đổi

Vậy, TEFCAS là gì? 


Đó là một tập hợp gồm các chữ cái viết tắt của: T(Trial): Thử nghiệm *E(Event):  Sự kiện *F(Feedback): Phản hồi *C(Check): Kiểm tra *A(Adjust): Chỉnh sửa *S(Success): Thành công
               

Khi trẻ nhỏ, Bé thường học cách đi xe đạp. Quá trình đạp đôi khi bé bị ngã, rồi đứng dậy tiếp tục và TRY. Bé tiếp tục nỗ lực mặc dù đi lại ngã tiếp, trầy cả đầu gối, bàn tay và khuỷu tay (đôi khi tồi tệ hơn). Bé vẫn nổ lực đạp bởi vì  bé muốn đi xe đạp giống như tất cả những người khác.

Bé tập xe đạp

Bé biết điều đó có thể được thực hiện bởi vì bé thấy những người khác làm được việc đó. Mỗi lần họ thử có một EVENT. Với mỗi sự kiện có PHẢN HỒI. Điều này có thể là bé đi xe đạp một vài cm, có thể là bé ngã ra và tự làm tổn thương bản thân. Phản hồi này dẫn họ đến CHECK, điều chỉnh những gì bé đang làm và TRY một lần nữa với các điều chỉnh. Cuối cùng có THÀNH CÔNG và bé chuyển sang sự kiện TEFCAS tiếp theo.

Trước khi muốn thành công, bạn cần phải thử hết lần này đến lần khác, cho đến khi thực hiện đúng. Nếu khi còn nhỏ bạn chấp nhận từ bỏ sau thất bại đầu tiên thì bây giờ hẳn bạn vẫn còn đi bằng mông.

Thành công, tất nhiên là kết quả lý tưởng sau những thử nghiệm. Nhưng ta sẽ không thể đạt đến thành công mà không cần đến quá trình học hỏi sau mỗi thất bại.

Bạn sẽ hiểu được bản chất của “thất bại” và tìm được phương pháp đúng đắn để tiến nhanh hơn đến thành công với QUY TRÌNH TEFCAS, bao gồm sau bước cơ bản sau đây:

TRY:  THỬ NGHIỆM


Để có được thành công, ngay từ dầu bạn phải dám làm. Có thể, đó sẽ là những công việc hoàn toàn mới mẻ, mà những kinh nghiệm bạn sở hữu đang là số 0.
Dù đó là gì, nếu bạn không sẵn sàng thử nghiệm ngay từ bước đầu tiên, bạn không bao giờ có thể biết được mình có thành công hay không. Việc của bạn là không ngừng nổ lực làm nó.

Hãy tưởng tượng bạn muốn làm ra một trò chơi(Game) nhỏ, những công việc cần làm trong giai đoạn Trial(Thử nghiệm) là nghiên cứu cách làm, lập một bản kế hoạch cụ thể những công việc, và viết một bài giới thiệu/báo cáo về ý tưởng dự án mà bạn muốn thực hiện với mọi người, hoặc cấp trên.

Công việc còn lại bao gồm lựa chọn những tài nguyên phù hợp, thăm dò ý kiến người chơi hoặc đồng nghiệp, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và công bố với mọi người mục tiêu cần đạt được về dự án sắp tới. Tất cả những công việc đó đều là những yếu tố cần thiết mà bạn cần xác định trong Sổ tay quản lí nhiệm vụ của mỗi cá nhân.

EVENT: SỰ KIỆN


Một hệ quả tất yếu cho kế hoạch công phu của bạn và công việc theo sau đó là Event(Sự kiện). Trong trường hợp thành lập dự án Game, sự kiện sẽ là những bài báo cáo hàng tuần về tiến độ công việc, sáng tạo những chủ đề mang tính thảo luận và xây dựng dự án cho cộng đồng chung.
Tổ chức Event(Sự kiện) được coi là khâu đáng sợ nhất trong quy trình thành công TEFCAS. Một khi đã đến giai đoạn này, bạn không còn đường quay trở lại nữa. Đây là thời điểm bạn cần thực sự tự tin và quả quyết về dự án Game đúng đắn của mình.
Việc nghiên cứu và tổ chức Event(Sự kiện) còn để nhắc nhở bản thân bạn thấy rằng dự án này là một ý tưởng tốt, và các khía cạnh khác biệt mà bạn đưa vào trong công việc sẽ giúp bạn tập trung và tự tin hơn. Hãy tạo thói quen sử dụng Sổ tay quản lí nhiệm vụ trong bất kì những công việc nào đều sẽ đem lại cho bạn cơ hội để luôn luôn ý thức được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.

FEEDBACK: PHẢN HỒI


Feedback(Phản hồi) là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một sản phẩm trò chơi(Game) và cả những người làm ra nó, nhưng lại bị coi nhẹ. Trong bất cứ giai đoạn nào, chúng ta luôn cần nắm vững tiến trình công việc để hoạt động tốt hơn nữa.
Nếu dự án của bạn hoạt động được một tháng, và những gì đạt được trong thời gian đó đã đánh dấu cho sự thành công bước đầu của bạn, thì nguồn thông tin phản hồi chính của bạn là ở các đồng nghiệp và người chơi. Vì vậy hãy hỏi họ về những gì khiến họ thích thú trong dự án, và những gì bạn cần phải thay đổi.

Hãy liệt kê những điều cần hỏi đối với những người chơi, phản hồi của họ là sẽ là những nội dung mà bạn nên lưu ý và đề cập trong Sổ tay quản lí nhiệm vụ. Những phản hồi này sẽ là nguồn động lực - ý tưởng giúp bạn có thể phát triển dự án một cách tích cực hơn.

Giai đoạn Feedback(Phản hồi) còn là thời điểm thuận lợi để mời những người đồng nghiệp, bạn bè khác mà bạn đã có dịp làm quen trong giai đoạn Trial cùng đến xem qua dự án của mình. Do họ biết và nắm được những điểm yếu, điểm mạnh của công việc phát triển dự án trò chơi này, họ có thể sẽ đưa ra những gợi ý đúng đắn.

Đây cũng là thời điểm hợp lí để bạn hỏi họ về những lo lắng nhỏ khác của bản thân. Họ sẽ cảm thấy rất hãnh diện khi bạn đã áp dụng những lời khuyên của họ ở giai đoạn Trial(Thử nghiệm). Vì vậy hãy trân trọng những lời khuyên mà bạn nhận được khi nói với họ về điều đó. Tất cả mọi người, dù ở vị trí nào trong công việc, cũng đều rất sung sướng khi nhận được những lời cám ơn và trả lời tích cực.


CHECK: KIỂM TRA


Là một người thực tế, bạn luôn hiểu rằng công việc trong nghành công nghiệp phát triển trò chơi(Game Development) cần phải trải qua một quá trình điều chỉnh, nếu không phải là những thay đổi lớn. Kiểm tra trong quy trình thành công bao gồm việc bạn phải bảo đảm công việc đang tiến triển đúng hướng theo mục tiêu ban đầu, và cả những chi tiết nhỏ trong mô hình lý thuyết của kế hoạch phát triển dự án ở Sổ tay quản lí nhiệm vụ cũng mang tính khả thi rất cao.

Đây sẽ là một quá trình không ngừng nghỉ trong việc phát triển dự án của bạn. Chẳng hạn, lấy ví dụ về một sản phẩm trò chơi(Game): Gameplay có đủ sức thu hút người chơi hay không? Người chơi có muốn những hiệu ứng âm thanh nổi bật, dung lượng nhẹ nhàng vừa phải…Từ đó, bạn cần tiếp nhận và trang bị cho sản phẩm những tiêu chí đáp ứng đòi hỏi không quá khắt khe của người chơi.

Tránh rơi vào cái bẫy của sự tự tin rằng mình hiểu rõ người chơi – mục tiêu cuối cùng cần hướng đến. Nếu bạn còn nghi ngờ vì người chơi đã chọn một trò chơi(Game) nào đó thay vì của bạn, hãy trực tiếp hỏi họ. Họ sẽ cảm thấy sung sướng khi bản thân được góp phần vào công việc phát triển dự án của bạn. Quan trọng nhất, họ sẵn sàng quay trở lại, cùng ủng hộ và đồng hành với bạn để nhận được sự quan tâm đặc biệt đó.

ADJUST: ĐIỀU CHỈNH


Trong ví dụ về công việc phát triển một dự án trò chơi(Game Development), giai đoạn Adjust(Điều chỉnh) là thời điểm mà bạn kết hợp những phản hồi của người chơi, bạn bè và đồng nghiệp, đồng thời đưa những yếu tố chưa khớp với mục tiêu ban đầu trong Sổ tay quản lí nhiệm vụ trở về đúng hướng.
Chẳng hạn như có ý kiến cho rằng phong cách phiêu lưu cổ điển mà dự án của bạn đang phát triển chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn những người chơi cần giải trí nhanh chóng vì không có nhiều thời gian….Để giải quyết những vấn đề này, bạn có thể xem xét-thảo luận cùng những đồng nghiệp của mình nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất. Một khi bạn đã hiểu rằng trong bất kì công việc nào, đặc biệt là ngành công nghiệp phát triển trò chơi(Game Development) luôn phải trải qua những giai đoạn điều chỉnh., bạn đã có một nhận thức đúng đắn. Và khi bạn ra những quyết định điều chỉnh, đừng quên cập nhật nó vào Sổ tay quản lí nhiệm vụ để phản ánh đúng tiến độ phát triển dự án của bản thân.

SUCCESS: THÀNH CÔNG

Bộ não của bạn luôn hướng đến thành công, và thành công chính là ánh sáng chân lí ở phía cuối đường hầm của sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Ý nghĩ về sự thành công luôn là động lực và nguồn cảm hứng cho bạn. Và một khi bận đã quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ đến đích.

Khi bạn đã thành công, rất có thể bạn sẽ nghĩ đó là một thời điểm an lành để thư giãn, để nghĩ ngơi, và để thỏa mãn với những thành quả đã đạt được…Nếu thế, bạn đã sai lầm!

Những nhà phát triển trò chơi(Game Developer) lớn nhất thế giới luôn là những người đi từ thành công này đến thành công khác…Một khi họ đã nắm được bản chát công việc, họ sẽ tìm cách đa dạng hóa các tính năng, đầu ra và loại hình phục vụ….và áp dụng quy trình thành công TEFCAS liên tục – với tất cả những dự án mà họ đã và đang thục hiện từng ngày.


Tóm lại, bất kể khi nào bạn lên kế hoạch cho công việc phát triển dự án, hãy sử dụng Sổ tay quản lí nhiệm vụ và tham khảo quy trình thành công TEFCAS để kiểm soát kết quả của những gì bạn đã đưa vào thực hành. Điều này sẽ giúp bạn xác định bất kì khía cạnh nào trong dự án còn cần phải được chú ý thêm, và sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội để đạt được thành công lâu dài.


Nguồn Tony Buzan