Showing posts with label câu chuyện thành công. Show all posts
Showing posts with label câu chuyện thành công. Show all posts

CẢM NHẬN SAU CHƯƠNG TRÌNH DOANH NHÂN CÔNG NGHIỆP 4.0

Thế là chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày Doanh Nhân Việt Nam. Đời Doanh nhân biết bao thăng trầm với bộn bè công việc. Khi nhìn lại mình thấy tóc bạc khi nào không biết. Tôi nhớ lại bài hát của "Đời doanh nhân" của Trần Tiến.
"Bao nhiêu năm để có một ngày
Hạnh phúc nhìn cơ đồ hôm nay
Bao nhiêu năm cạn chén rượu này
Chợt thấy mình tóc bạc không hay."
Hôm nay tôi vinh dự được mời đại diện 1 doanh nghiệp Miền Trung tham dự chương trình Doanh Nhân thời kỳ công nghiệp 4.0 tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.
Tôi có một vài cảm xúc nho nhỏ muốn chia sẻ các anh chị e khởi nghiệp Việt Nam.
Chương trình này gồm 200 doanh nghiệp chủ yếu tại Hà Nội. Tôi trong nghề đào tạo Internet Marketing muốn xem cách doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận như thế nào nên đã đến với chương trình này.
Phải nói chương trình 4 diễn giả lên giao lưu rất ngắn. Chỉ chỉ tầm 60p, còn lại là đi thắp hương tri ân các anh hùng doanh nhân tại Hoàng Thành Thăng Long.
Chủ đề xoay quanh vấn đề các doanh nghiệp phải đối mặt như thế nào với công nghệ 4.0. TS.Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Đào tạo, Dạy nghề cho biết: "Chúng ta không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan mà nên chủ động trong mọi vấn đề".
Các diễn giả đề các ngành sau có nguy cơ nhân viên thấp nghiệp: Nghề luật sư, nghề may, chế biến thực phẩm, phiên dịch, lắp rắp...
Viễn cảnh được nhận định: Khi nghề du lịch nhân viên biên dịch ít ai giỏi 36 thứ tiếng thì robot sẽ thay thế. Khi khách du lịch nước Nga đến thăm quan, robot nói tiếng Nga. Khách người Anh thì robot phát ra tiếng Anh, tương tự Người Nhật, Hàn, Đức...
Nghề luật sư sẽ thất nghiệp do hệ thống cài đặt thông minh từ smartphone. Từ 1 ứng dụng trên điện thoại. Khi mở ra, người dụng cần thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hôn nhân. Phần mềm sẽ phát ra tiếng nói trên điện thoại tư vấn rõ ràng chính xác ai cũng nghe được.
Tuy nhiên về xử lý tranh chấp kiện tụng 2 bên cần người thứ 3 thì luật sự sẽ xử lý được hơn robot.
Về nông nghiệp: Các diễn giả chia sẻ máy cày không người láy sẽ tự cày. Con người có thể ngồi ở nhà quan sát. Máy cày sai đường nó phát ra tính hiệu như oto sắp chạm vào tường và người chỉ việc bấm nút điều chỉnh lập trình nó cày lại đường khác.

Kênh truyền hình VOVTV đưa tin

Về giáo dục: Giáo viên sẽ giảm rất nhiều. Vì hệ thống học online tại nhà thông qua laptop, smarphone với nhiều ứng dụng thông minh hiện nay. Học viên không những được học 1 lần mà học đi học lại bất cứ khi nào thích. Giảm thời gian đi lên trường, giảm ùn tắt giao thông, chi phí khác.
Về nhận định của tôi: Tôi có đặt 1 câu hỏi cho các diễn giả: Liệu các doanh nghiệp Việt Nam đến bao giờ ứng dụng công nghệ 4.0 đạt 50% (chưa nói đến 100%). (Đây cũng là câu hỏi duy nhất trong chương trình hỏi đáp với diễn giả). Cả 4 diễn giả đều trả lời câu hỏi của tôi. TS.Nguyễn Đắc Hưng nói: "Câu hỏi đó tùy thuộc bản thân mỗi doanh nghiệp VN, các doanh nhân phải kết nối với nhau và đi trước thúc đẩy các doanh nghiệp khác theo sau".
Có diễn giả chia sẻ rất vui: "Câu hỏi của bạn trả lời thế nào cũng được, vì không có con số cụ thể năm nào được vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố" 
Tôi thấy các diễn giả trả lời mang tính chất chung chung. Và 60 phút chia sẻ các diễn giả không giải quyết được nhiều vấn đề về hạn chế Việt Nam, cách giải quyết thế nào. Như vụ các taxi truyền thống dán khẩu hiệu phản ứng Uber, Grab vi phạm của Luật Cạnh tranh, bôi xấu đối thủ. Ví dụ taxi Vinasun dán biển sau xe "Đề nghị dừng thí điểm grab, Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện bất công" gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.
Trường hợp này được luật sư chia sẻ: Việc các cty Uber, Grab làm vận tải nhưng giấy phép kinh doanh là công ty phần mềm. Điều 43, Luật Cạnh tranh nêu rõ: Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Về phía người dân dùng thì như tôi nhận thấy: Mấy ngày qua tôi di chuyển cả về grapcar và grabike có suy nghĩ thế này: "Đi Grab ôtô thì hầu như 10 xe thì có 9 xe là không có 1 biển hay chữ grap gì trên xe để nhận biết cả. Không có đồng hồ báo cây như taxi truyền thống. Mọi hệ thống quản lý đều dự trên 1 phần mềm grab được cài về điện thoại. Về grab bike cũng thì có cái mũ và áo đồng phục grab thì dễ nhận diện. Nhưng khi đi grab xe máy tôi đi cả giờ thường thì giá: 3,8k/km. Còn giờ cao điểm giá 10k, có khi 15k/km. Có khi tôi không đặt xe thông qua phần mềm. Ra đường gặp grab đi, không hỏi giá. Đi được khoảng chưa 0,8 cây thì dừng xe thằng em đó lấy tôi 15k. Vậy là tôi đi chưa được 1 cây mà nó lấy tôi 15 ngàn khác gì xe ôm truyền thống. Tôi hỏi sao giá grab khác mà e. Nó bảo đi ngoài khác a. Thế mà hôm trước tôi đi có hỏi 1 grab xe máy khác thì nó báo đi ra đường k đặt thì giá như đặt. Và người lái grab đó k cần trả 20% cho grab. Thì hóa ra đây cũng là 1 vấn đề bất cập vấn đề gian lận giữa người lái xe, grab, và khách.
Trong ngành nghề nào cũng vậy thôi. Làm gì cũng tính đến cái lãi. Nếu người dùng nhìn vào grab, uber thấy rẻ đó là cái bề ngoài, thực chất giờ cao điểm giá cao hơn taxi truyền thống. Cái này bù lại thời gian ngoài cao điểm. Nhưng điều này gây phản cảm rằng như đi Sầm Sơn. Đi một lần và goodbye vì đi cho biết, chứ chả phải rẻ. Còn phía người lái grap họ lái ngoài thì cũng lấy giá như taxi truyền thống và xe ôm, đôi khi cao nữa. Mà điều này grap k quản lý hết được. Vô hình dung làm ảnh hưởng xấu đến Grab.
Về chuyện grab, uber có trốn thuế không thì tôi xin phép không bình luận. Vì việc đó đã có luật sư, pháp luật lo.
Quay lại chủ đề Công nghiệp 4.0. Là một doanh nghiệp Anh chị đối mặt thế nào?


Tôi thì nghĩ chuyện đó xảy ra Việt Nam còn lâu mới đạt 50% vì nhiều bất cập. Đặc biệt cơ chế Việt Nam đã có quy trình rồi. Chờ trình lên 1 công ty được áp dụng tự động hóa công nghệ 4.0 qua nhiều khâu, mất thời gian thì nước ngoài người ta làm hết rồi. Nên thực tại Việt Nam còn nhiều thứ cần cải tổ trong bộ máy nhà nước mới giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sớm tiếp cận được.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp anh chị cũng nên ứng dụng một số app, phần mềm giúp làm công việc thuận lợi hơn, giải quyết nhanh hơn tránh để người ta nghĩ mình là 1 giám đốc doanh nghiệp mà lạc hậu. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ vì công nghệ thì nó đi rất nhanh. Tôi nghĩ cũng không quá phức tạp lắm vì vấn đề ở chổ tư duy của doanh nghiệp tiếp cận thế nào nữa. Chứ 1 công ty mà nói: "Công ty tôi 1 năm lợi nhuận 50 tỷ đồng, không cần dùng công nghệ gì cả mà vẫn ok. Thế thì cần gì dùng mấy cái phần mềm, ứng dụng phức tạp đó" Vậy thì tôi cũng chịu thua.
Còn anh chị thế nào, hãy chia sẻ cảm nhận nhé.
Chúc doanh nghiệp anh chị sớm tiếp cận công nghệ 4.0

Câu chuyện của các Tỷ Phú


Hết tháng 1, 100 người giàu nhất thế giới đã bổ sung được thêm hàng chục tỷ USD vào số tài sản khổng lồ của họ. Cho thấy người giàu ngày càng giàu hơn.

Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, một trong những người kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần cuối của tháng là Charoen Sirivadhanabhakdi. Người đàn ông giàu nhất Thái Lan đã giành được quyền kiểm soát tập đoàn Fraser & Neave (F&N) hôm 30/1 vừa qua, sau khi đa số cổ đông của công ty này bỏ phiếu thông qua đề xuất thu mua F&N với giá 11,2 tỷ USD của Charoen. Tài sản của ông hiện là 11,2 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ trong tuần.

Trong khi đó, tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập công ty Amazon.com, đã bị mất 1,7 tỷ USD trong tuần sau khi cổ phiếu của hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới giảm 6,7%. Trước đó, công ty này công bố doanh thu quý cuối cùng năm 2012 tăng được 22% lên 21,3 tỷ USD. Hiện tỷ phú Bezos sở hữu số tài sản trị giá 24,8 tỷ USD và đứng thứ 22 trên thế giới. Tài sản của ông tăng 1,2 tỷ USD từ đầu năm tới nay.

"Ông trùm" viễn thông người Mexico, Carlos Slim, vẫn là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản đạt 79,4 tỷ USD. Trong tuần, tài sản của ông đã được nới rộng thêm 1,1 tỷ USD. Đứng sau Carlos Slim là đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates, 57 tuổi. Tài sản ròng của Bill Gates hiện là 66,2 tỷ USD. Người giàu nhất châu Âu Amancio Ortega cũng là người giàu thứ 3 thế giới, với 57,4 tỷ USD.

Tỷ phú đứng thứ 4 thế giới về tài sản, theo thống kê của Bloomberg, là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, 82 tuổi. Hiện tài sản của ông thấp hơn so với người giàu thứ ba thế giới khoảng 4,9 tỷ USD.
Việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh, trong đó đặc biệt là chỉ số S&P 500, đã mang lại nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/1, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đứng ở mức 1.498,11 điểm. Tính cả tháng đầu năm, chỉ số S&P 500 đã tăng được 5,1%, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 10 của hai năm trước. Đồng thời, đây cũng là tháng 1 giao dịch thuận lợi nhất của chỉ số S&P 500 kể từ tháng 1/1997 tới nay (thời điểm đó, chỉ số S&P 500 đã đạt được mức tăng lên tới 6,1%).

Phiên giao dịch cuối tuần vừa kết thúc sáng sớm nay (2/2, theo giờ Việt Nam), chỉ số S&P 500 đã đảo chiều thành công khi tăng 15,06 điểm, tương ứng với mức 1,01%, lên 1.513,17 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2007 cho tới nay. Hiện tại, chỉ số S&P 500 chỉ còn cách mức đỉnh cao mọi thời đại (1.576,09 điểm) khoảng 60 điểm. S&P 500 rất có khả năng sẽ vượt qua ngưỡng này trong tương lai không xa.

Chưa hết, theo số liệu của Thomson Reuters, trong số 252 công ty thuộc chỉ số này đã công bố báo cáo kinh doanh trong quý cuối cùng của năm 2012, có tới 69% đạt lợi nhuận vượt dự báo của giới phân tích, cao hơn mức trung bình trong vòng 4 quý gần nhất và mức trung bình từ 1994 tới nay.

Các số liệu phân tích mới nhất cho thấy, các nhà đầu tư quốc tế đã đổ một lượng tiền lớn vào thị trường chứng khoán Mỹ, thông qua các quỹ tương hỗ, quỹ hoán đổi danh mục. Theo số liệu được công bố, nhà đầu tư đã đổ vào những quỹ này số tiền lên tới 12,7 tỷ USD trong tuần gần nhất. Sự đi lên của thị trường trong phiên 1/2 đã làm dịu những lo lắng của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Mỹ.

Nguồn 24h.com